Có thể bạn chưa biết

18/06/2016

co-the-ban-chua-biet

Lựa chọn cua ghẹ ngon và an toàn

Mua cua ghẹ ở những địa điểm có uy tín, cung cấp rõ ràng nguồn gốc. Chọn những con còn sống khỏe mạnh, nhanh nhẹn, bơi khỏe, cầm chắc tay, thân hình lành lặn. Tránh mua cua, ghẹ đã chết, có mùi hôi, tanh nồng nặc hoặc có mùi nước tiểu. Dùng ngón tay bấm thử vào phần yếm bụng của cua, nếu thấy cứng thì là cua già(nhiều thịt), nếu thấy mềm, phần yếm nhẵn mịn là cua mới lột vỏ(to, nặng nhưng nhiều nước, ít thịt).

Bảo quản

Nên giữ cua, ghẹ trong lồng, hộp thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Không để cua, ghẹ ngập trong nước vì làm vậy cua sẽ chết. Dùng khăn , giấy báo dấp nước để giữ ẩm cho cua. Làm theo cách này có thể giữ cua sống thêm được từ 4 đến 8 giờ sau khi vớt ra khỏi nước. Khi cua chết, nên chế biến ngay để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại. Đối với cua, ghẹ đã chín, nên đưa vào túi nilon sạch, ép hết khí trong túi ra ngoài, buộc kín, để lên ngăn làm đá ở tủ lạnh gia đình có thể giữ được thịt cua từ 2 đến 5 ngày.

Chế biến và sử dụng

Cua, ghẹ luộc sau 15- 30 phút là có thể ăn được. Khi cua sắp chín, nó sẽ dần dần nổi lên, chờ khoảng 2-3 phút sau khi cua nổi lên trong nồi có thể bỏ cua ra, rửa lại bằng nước lạnh đun sôi để nguội. Không nên tận dụng nước luộc cua vì nó có chứa nhiều tạp chất độc hại từ thịt cua “phai” ra trong quá trình chế biến. Không ăn nên ăn gỏi của hoặc cua chưa được nấu chín.

Nên bỏ phần yếm cua, mang cua, túi sách-dạ dày của cua (nằm ở ngay sau miệng cua) và tuyến gan tụy (phần dịch lỏng màu vàng nằm ở trung tâm cơ thể cua) vì đây là những nơi kí sinh trùng và các loại vi khuẩn thường trú ngụ, cũng là nơi tích tụ nhiều độc tố nhất trong cơ thể của cua.

(sưu tầm)