Cua đá biển có độc không?

13/05/2021

cua-da-bien-co-doc-khong

 

Cua đá biển vốn là đặc sản ở một số vùng biển miền Trung. Đây là loại cua thường sống trên những rặng đá núi, thức ăn chủ yếu là côn trùng và  lá cây rừng. Đặc sản có thể kể đến: Cua đá rang me, cua đá rang muối…

 

Cua đá biển có vỏ màu xám, xám tím, càng ngắn, chân hai bên dài. Con bình tường sẽ to chừng nắm tay người lớn, con lớn thì sẽ to bằng cái tô ăn cơm.  Cua đá biển ẩn trong các mỏm đá và chỉ ra ngoài kiếm ăn khi trời đã tối vì thế khá là khó khăn để bạn có thể bắt chúng.

Thịt cua biển được đánh giá là ngọt thanh và chắc thịt, nhưng bên cạnh đó cũng ẩn chứa những mối nguy hiểm tiềm tàng.

 

Rất dễ bị ngộ độc

Thức ăn của cua đá vốn là những loại lá, cỏ cây rừng mọc dại quanh những rặng đá núi. Tất yếu sẽ dẫn đến trường hợp cua đá ăn phải lá độc, thậm chí có thể bị nhiễm nọc độc của rắn ở trong rừng.

 Đau bụng, nôn mửa, đau đầu hay tim đập nhanh là biểu hiện thường thấy. Nếu không phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

 

Nhiễm sán lá phổi

Theo một số nghiên cứu đã nhận thấy rằng phần lớn cua đá biển đều chứa ấu trùng sán lá phổi.Những ấu trùng sán khi thâm nhập vào một số cơ quan nội tạng của cua đá chúng sẽ làm tổ ở đó. Khoảng thời gian từ khi con người ăn cua đá biển chứa phải ấu trùng đến khi sán trưởng thành là 5 đến 6 tuần.

Khi bị nhiễm bệnh, ngoài lá phổi ra, sán có thể kí sinh ở một số cơ quan khác nhau như não và màng não, tim, tuỷ sống hay cơ ngực.

 

cua-da-2

 

Lưu ý khi ăn cua đá biển

Không ăn cua biển sống hay làm tái bởi vi khuẩn và sán không được tiêu diệt hoàn toàn dù đã ở 1000C.

Không ăn các món ăn chế biến từ lâu và cua đã chết. Cua sau khi chết sẽ sản sinh ra nhiều loại vi khuẩn gây hại hơn mà chúng ta không thể biết được.

 

Để có thể thưởng thức cua biển đặc sản bạn nên tìm một nhà hàng uy tín. Sức khỏe của bản thân và gia đình vẫn là trên hết bạn nhé.