Tại sao cần bổ sung kẽm cho cơ thể?
14/05/2021
Mọi người chỉ chú ý bổ sung chất sắt và Canxi trong cơ thể và hoàn toàn bỏ quên một thứ quan trọng khác - Kẽm. Kẽm là chất phổ biến thứ hai sau Sắt trong cơ thể. Thiếu Kẽm sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Các ảnh hưởng đó là gì? Ăn gì để có thể phổ sung lại Kẽm?
Kẽm
Giống như vitamin, cơ thể không thể tự sản sinh ra kẽm mà cần được bổ sung từ bên ngoài. Kẽm được bổ sung vào cơ thể thông qua ăn uống hằng ngày hoặc qua sử dụng các thực phẩm bổ sung kẽm, thực phẩm chức năng bổ sung kẽm hay thuốc bổ sung kẽm (dưới dạng các hợp chất như kẽm sulfat, kẽm gluconat, kẽm acetat)...
Vai trò của Kẽm đối với cơ thể
Đối với trẻ em: Kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm và phân chia tế bào. Kẽm giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác.
Đối với phụ nữ mang thai: Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai khiến trẻ sinh ra bị giảm chiều cao và cân nặng.
Đối với phụ nữ: Kẽm giúp loại bỏ mụn trứng cá, giảm nhiễm khuẩn gây ra mụn. Ngoài ra, kẽm giúp sản xuất collagen và chất này mang lại cho bạn làn da trắng sáng, mịn màng.
Đối với nam giới: Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong chức năng tuyến tiền liệt. Nếu thiếu hụt yếu tố sống còn này thì sẽ dẫn đến trục trặc sinh sản nam giới và các vấn đề tuyến tiền liệt.
Đối với người già: Kẽm làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh do tuổi tác, như viêm phổi, nhiễm trùng và thoái hóa điểm vàng.
Một số chức năng khác:
- Phát triển và cải thiện não bộ
- Củng cố hệ miễn dịch.
- Phát triển xương.
- Điều hòa chức năng nội tiết.
- Hấp thu và chuyển hóa các chất.
- Phát triển cơ thể toàn diện.
Tác hại của việc thiếu kẽm
- Rụng tóc
- Tăng nguy cơ bệnh mãn tính
- Các vết thương hở khó lành
- Suy giảm thị lực
- Rối loạn thính giác
- Loét miệng
- ảnh hưởng đến xương khớp
Các đối tượng cần được bổ sung Kẽm
Người ăn chay: vì Kẽm chứa nhiều trong các loại thịt, chế độ ăn chỉ toàn protein cần phải điều chỉnh cho phù hợp, tránh gây hại cho cơ thể
Những người bị rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh viêm ruột loét miệng, viêm ruột kết, bệnh thận mạn tính.
Nguồn thức ăn nhiều kẽm là từ động vật như sò, hàu, thịt bò, cừu, gà và lợn nạc, sữa, trứng, cá, tôm, cua, mầm lúa mì, hạt bí ngô, ca cao và sôcôla, các loại hạt (nhất là hạt điều), nấm, đậu, hoa anh đào, hạnh nhân, táo, lá chè xanh...
Hải sản rất giàu sắt và kẽm, đó là những dưỡng chất rất tốt để cải thiện các vấn đề.
Chú ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe bạn nhé.