Các lợi ích không ngờ từ cua biển có thể bạn chưa biết

30/06/2017

cac-loi-ich-khong-ngo-tu-cua-bien-co-the-ban-chua-biet

Cua biển là một trong những thực phẩm hải sản yêu thích của rất nhiều người bởi được chế biến ra vô vàn những món ăn độc đáo, ngon miệng: cua hấp, cua rang, cua nướng, cua nấu canh… Trong những món ăn được chế biến từ cua có một lượng lớn dưỡng chất kẽm và đồng cần thiết cho các phản ứng hóa học trong cơ thể để cung cấp năng lượng cũng như hình thành những mô liên kết, đồng thời tổng hợp protein và các chất dẫn truyền thần kinh. Đồng thời, cách chế biến món cua sốt ớt Singapore có chứa một lượng lớn vitamin nhóm B, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, hỗ trợ tái tạo tạo các tế bào hồng cầu cũng như đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của các axit amin. Chỉ cần ăn 1 con cua biển 1 ngày đã có thể cung cấp cho cơ thể bạn hơn 100% nhu cầu vitamin B12 cần thiết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm hiểu những lưu ý khi ăn cua biển cũng như lợi ích từ cua biển có thể bạn chưa biết nhé.

Tốt cho não bộ 

Trong cua biển có chứa nhiều axit béo omega-3 tự nhiên rất có lợi cho việc cải thiện trí nhớ, phòng ngừa mắc các căn bệnh ung thư, hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm. Những người hay bị căng thẳng, lo âu, thường xuyên làm việc dưới cường độ cao nên bổ sung cua biển vào chế độ ăn hằng ngày của mình.

Cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ 

Trong thịt cua có nhiều loại vitamin, đặc biệt là có đầy đủ các nhóm vitamin B đóng vai trò quan trọng trong các. Các khoáng chất như chất sắt, kali, canxi, đồng… hỗ trợ cho sự phát triển và hệ thống miễn dịch của bé. Hơn nữa, cách chế biến món cua sốt ớt Singapore thì lượng thủy ngân có trong thịt cua ít hơn các loại hải sản khác như mực, cá ngừ…

 

Tăng cường sinh lý cho nam giới 

Theo Đông ý, thịt cua biển có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sinh huyết, tán ứ, giảm đau, thông kinh lạc, bổ xương tủy… Món ăn chế biến từ thịt cua biển có tác dụng bồi bổ cơ thể , cải thiện khả năng chăn gối, chống lại căn bệnh liệt dương, là bài thuốc tăng cường sinh lý tự nhiên, an toàn cho phái mạnh.

Có lợi cho mẹ bầu và thai nhi 

Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, cua biển là thực phẩm không thể thiếu trong thời kỳ mang thai, bởi gạch chua, thịt cua chứa nhiều protein, chất sắt, đặc biệt là hàm lượng lớn axit béo omega-3, yếu tố quan trọng cho sự phát triển của não bộ và đôi mắt thai nhi.

Nguồn cung cấp protein dồi dào

Hàm lượng Protein trong thịt cua cao hơn hẳn các loại thịt, cá khác. So với thịt động vật như gia súc, gia cầm, không những lượng protein cao hơn nhiều mà còn dễ tiêu hoá, phù hợp với trẻ nhỏ, người già, người có thể trạng suy nhược. Những người vừa ốm dậy, trẻ em mắc chúng biếng ăn, suy dinh dưỡng thì nên dùng cua biển để phục hồi sức khỏe.

Ngăn ngừa ung thư

Hầu hết các thủy hải sản có vỏ như cua đều chứa hàm lượng lớn Selenium – một chất chống oxy hóa, ức chế những chất gây ung thư cadmium, thủy ngân và arsenic gây nên những khối u trong cơ thể. Ngoài ra, Iysate có trong cua còn được dùng làm phương tiện để phát hiện bệnh viêm màng não và cột sống.

Tốt cho hệ tim mạch

Do trong cua biển có khá nhiều dưỡng chất giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tim mạch như canxi, magie và omega 3 vì vậy mà cua biển được đánh giá là một trong những loại thực phẩm lý tưởng nhất để duy trì hoạt động ổn định của tim mạch.

Những điều cần lưu ý khi ăn cua biển

Tuy cua biển đem đến nguồn dinh dưỡng dồi dào, tốt cho sức khỏe nhưng chỉ khi bạn dùng đúng cách và đúng liều lượng. Sau khi cua chết, những vi khuẩn trong cơ thể cua nhanh chóng sinh sôi nẩy nở và thâm nhập vào phần thịt cua, khiến cho người ăn dễ buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Vì vậy, tuyệt đối không nên ăn cua chết hoặc sắp chết. Khi mua cua, tốt nhất là bạn nên chọn những con cua còn sống, khi đi ăn bên ngoài, bạn nên lựa chọn những quán cua ngon, uy tín để không ăn phải cua kém chất lượng.

Những người đang bị mắc các bệnh về huyết áp, mỡ trong máu không nên ăn nhiều cua vì trong cua chứa hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc căn bệnh này. Người đang bị cảm lạnh, sốt, đau dạ dày cũng không nên ăn cua.

 

Cám ơn các bạn đã xem bài viết của chúng tôi.